CHỒNG KHÔNG GIAO CON CHO VỢ THEO BẢN ÁN ĐÃ BAN HÀNH CHẾ TÀI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

08/06/2024 10:44

Hỏi: Luật sư cho tôi biết chồng cũ của tôi không tuân thủ theo bản án và quyết định của cơ quan thi hành án là không giao con 9 tháng tuổi cho tôi, thì chồng cũ của tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Công ty Luật TNHH MTV Vũ & Đồng nghiệp giải đáp.

Chồng cũ không giao con cho vợ thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không và phạm tội gì?

Khoản 2 Điều 120 Luật Thi hành án dân sự 2008, có quy định như sau:

"2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án."

Theo đó, người nào có điều kiện tuy nhiên cố tình không chấp hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án, bác dù đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này tuy nhiên vẫn còn vi phạm thì sẽ chồng cũ của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự 2015.

Chồng cũ không giao con cho vợ thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Điều 380 Bộ luật hình sự 2015 quy định mức xử phạt về tội không chấp hành án như sau:

"1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Tẩu tán tài sản.

3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

Theo quy định trên thì chồng cũ của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này và có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trong trường hợp chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ,... thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội trên có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trình tự thủ tục cưỡng chế thi hành án theo bản án như thế nào

Căn cứ để yêu cầu cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 70 của Văn bản hợp nhất Luật thi hành án dân sự năm 2022 như sau:

  • Bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền;
  • Quyết định cưỡng chế thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp bản án hoặc quyết định đã tuyên bị cái biên, phong tỏa tài sản, tài khoản và các trường hợp thi hành quyết định áp Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 có quy định về việc người được thi hành án sẽ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành án trong trường hợp cần thiết. Trong quá trình yêu cầu thì cần phải kèm theo bằng chứng và lý do chính đáng về việc người chồng cũng không chịu giao con cho vợ sau ly hôn.

Bước 1: Sau khi chuẩn bị đầy đủ đơn yêu cầu cưỡng chế thi hành án, người vợ sẽ nộp đơn tại cơ quan thi hành án. Căn cứ theo quy định tại Điều 120 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 thì cơ quan thi hành án sẽ có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương để thuyết phục và khuyên răn người chồng cũ tự nguyện giao đứa trẻ cho người mẹ theo quyết định của tòa án, nếu như quá trình thỏa thuận với người chồng vẫn không đạt kết quả, vợ chồng vẫn không tự nguyện giao con cho người vợ thì sẽ tiến hành phạt tiền, mức phạt tiền hiện nay sẽ là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại Điều 64 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Đồng thời sau khoảng thời gian 05 ngày làm việc theo ấn định của cơ quan thi hành án mà người chồng cũ vẫn không tự nguyện giao con cho vợ thì chủ thể có thẩm quyền đó là chấp hành viên sẽ tiến hành hoạt động cưỡng chế, bắt buộc giao con cho người mẹ theo đúng quy định của bản án.

Bước 2: Chấp hành viên căn cứ theo quy định của pháp luật để ra quyết định thi hành cưỡng chế. Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022, khi hết thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày người phải thi hành án nhận được/hoặc người phải thi hành án được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án, tuy nhiên người phải thi hành án vẫn không chấp hành thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Bước 3: Gửi quyết định cưỡng chế thi hành án đến cơ quan có thẩm quyền. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành án, các quyết định về thi hành án cần phải được gửi cho chủ thể có thẩm quyền đó là viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Bước 4: Thông báo về quá trình cưỡng chế thi hành án. Đồng thời thực hiện thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án;

Bước 5: Tiến hành cưỡng chế thi hành án, bắt một người chồng phải giao con cho người vợ theo bản án đã có hiệu lực.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.

Luật sư Nha Trang