TÓM TẮT VỤ VIỆC
Năm 2012, ông Nguyễn Mậu (nguyên đơn) dựng hàng rào B40 chắn ngang con đường dân sinh mà gia đình ông Lê Văn Khôi (bị đơn) cùng các hộ dân lân cận đã sử dụng ổn định từ trước năm 1975. Ông Mậu khẳng định phần đất đó nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của mình, được cấp với diện tích 944m². Tuy nhiên, thực tế đo đạc lại chỉ ra diện tích đúng là 830m². Phần chênh lệch 71m² chính là diện tích con đường đi đang bị tranh chấp.
Sau khi bị chặn đường, ông Khôi và nhiều người dân phản đối. Ông Mậu khởi kiện, yêu cầu ông Khôi và bà Khoa chấm dứt việc sử dụng phần đất tranh chấp, đồng thời yêu cầu tòa công nhận toàn bộ quyền sử dụng đất của mình, bao gồm cả phần đường đi.
LUẬT SƯ VÀO CUỘC: KIÊN TRÌ BẢO VỆ ĐƯỜNG ĐI CỦA CÁC HỘ DÂN
Ngay khi tiếp nhận vụ việc, luật sư bảo vệ cho bị đơn đã xác định rõ: đây không chỉ là một tranh chấp cá nhân mà còn là quyền lợi các hộ dân. Đường đi nếu bị chặn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tiếp cận và sinh hoạt của nhiều hộ dân.
-
Chứng minh con đường là lối đi chung, tồn tại ổn định từ trước 1975
Luật sư đã sử dụng các tài liệu đo đạc từ năm 1995, bản đồ địa chính, lời khai của người dân trong khu vực, biên bản của chính quyền địa phương và kết quả đo đạc năm 2017 để chứng minh con đường đã tồn tại từ trước thời điểm ông Mậu được cấp sổ đỏ.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, lối đi đã hình thành và được sử dụng công khai, ổn định từ trước thì không thể bị ngăn cản, dù có bị nhầm cấp trong giấy chứng nhận sau này.
-
Bác bỏ yêu cầu khởi kiện vô lý từ nguyên đơn
Luật sư lập luận rằng phần đất bị tranh chấp không phải là tài sản riêng của ông Mậu mà là tài sản công cộng bị cấp sai kỹ thuật. Do đó, ông Mậu không thể yêu cầu hủy bỏ quyền sử dụng hợp pháp của người khác, lại càng không thể dựng rào chắn con đường chung đang sử dụng.
-
Bảo vệ quyền sinh sống của thân chủ
Nếu không có con đường này, gia đình ông Khôi và các hộ dân khác sẽ không có lối đi hợp pháp vào nhà – điều này đi ngược với quy định pháp luật, đạo lý và thực tế xã hội.
KẾT QUẢ PHIÊN TÒA PHÚC THẨM
Tại phiên phúc thẩm lần hai (năm 2021), Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên:
-
Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn Nguyễn Mậu
-
Giữ nguyên bản án sơ thẩm tuyên buộc ông Mậu phải tháo dỡ hàng rào, trả lại đường đi cho cộng đồng
-
Hủy bỏ một phần GCNQSDĐ đã cấp sai, loại bỏ phần diện tích 71m² khỏi quyền sử dụng của nguyên đơn
-
Bị đơn được quyền tiếp tục sử dụng lối đi như đã sử dụng ổn định trước đó
BÀI HỌC PHÁP LÝ TỪ VỤ ÁN
-
Đường đi chung dù không có giấy tờ vẫn được pháp luật công nhận nếu chứng minh được việc sử dụng công khai, liên tục, ổn định
-
Không phải giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào cũng đúng – nếu có sai sót khi cấp, người dân hoàn toàn có quyền yêu cầu điều chỉnh
-
Vai trò của luật sư là then chốt trong việc phân định đúng sai, hướng dẫn thân chủ đi đúng hướng pháp lý, tránh thiệt hại và bảo vệ lợi ích bền vững
Toàn bộ diễn biến của vụ án xin xem những văn bản kèm theo dưới đây:
1) Quyết định kháng nghị
2) Quyết định giám đốc thẩm
3) Bản án sơ thẩm xét xử lại vụ án của TAND tỉnh Khánh Hòa.
4) Bản án phúc thẩm tại Tòa án NDCC tại Đà Nẵng